Lịch sử An Bình, Thuận Thành

Bài viết này không được chú giải bất kỳ nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp cải thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích cho từng nội dung cụ thể trong bài viết tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

An Bình là vùng đất cổ, được hình thành từ thuở sơ khai. Đó là thời kỳ các Vua Hùng dựng nước và mở nước. Vùng đất nầy trước đây thuộc bộ lạc Dâu của bộ Vũ Ninh. Từ năm 43 đến năm 544 sau công nguyên, vùng đất này co tên gọi là Long Ngô Động thuộc đất Gia Định. Đến năm 1469 được gọi là xã Bình Ngô, tổng Bình Ngô, huyện Gia Định, phủ Thuận An. Sau cách mạng tháng 8/1945 xã Bình Ngô được đổi tên là xã An Bình và qua các lần sáp nhập từ huyện Gia Bình về huyện Gia Lương. Đến năm 1980, An Bình chính thức chuyển về huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.Nằm trong cái nôi của vùng quê văn hiến xứ Kinh Bắc. An Bình là quê hương có lịch sử văn hoá lâu đời lại được toạ lạc trên thế đất hình con rồng chạy dài từ tây sang đông: Một biểu tượng hàng đầu của tứ linh; Long, Ly, Quy, Phượng. Là quê hương có tới 2 di tích lịch sử VH trong đó có một DTLS VH cấp quốc gia.An Bình có sáu người đỗ đại khoa trong đó có hai người đỗ trạng nguyên, 4 người đỗ tiến sĩ nhiều người đỗ cử nhân hương cống. Về võ có một danh nhân quân sự tài giỏi nhân đức, có công với dân với nước và được phong là bậc khai quốc công thần.Xã An Bình hiện nay có 6 thôn Nhân dân An Bình từ bao đời nay sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng, ngoài ra còn có nghề đan nát mây tre truyền thống ở thôn Đường, thôn Giữa, nghề chài lưới ở Yên Ngô, nghề làm cày cuốc và chế biến đậu phụ ở thôn Nghi Khúc.Trước đây đời sống của nhân dân ở Thuận Thành nói chung, nhân dân An Bình nói riêng rất khó khăn thiếu thốn: đường làng ngõ xóm trật hẹp lầy lội, phần lớn đều là nhà tranh vách đất tăm tối… đến hôm nay quê hương An Bình như đang thay da đổi thịt hàng ngày. Nhà kiên cố 2,3 tầng được xây dựng ngày càng nhiều, đường làng ngõ xóm được bê tông hoá rộng thênh thang, từ khu trung tâm UBND xã đến các trường học được xây dựng khang trang.Các công trình văn hoá tâm linh như: Đền,. Đình, Chùa đều được trùng tu tôn tạo. Các công trình phúc lợi xã hội ở các thôn như: Nhà trẻ, nhà mẫu giáo, nhà văn hoá đa năng, sân thể thao đều được xây dựng, cùng với các, các ba lô cổ động một biểu tượng văn hoá rực rỡ sắc màu.khu di tích lịch sử văn hoá Đền Bình Ngô

    Liên quan